1. Tại sao bạn lại bị tăng mỡ máu?
a. Do chế độ ăn không hợp lý:
Mất cân đối khẩu phần ăn, ăn nhiều loại thit giàu mỡ, giàu lipid như:
Thịt mỡ, thịt giàu năng lượng(Thịt bò, thịt cừu…); Pho- mai; đồ hộp; phủ
tạng động vật: Gan, lòng lợn…; Các loại bánh, kẹo nhiều đường. Ăn ít
rau xanh, củ quả…Thói quen ăn vặt, ăn nhiều bữa trong ngày. Nói chung
chế độ ăn giàu năng lượng sẽ khiến cơ thể tăng quá trình chuyển hóa
Prortid, Glucid dư thừa sang dạng Lipid và tích trữ mỡ thừa vào gan, mô
mềm của cơ thể: Lớp mỡ dưới da, tổ chức đệm của các cơ quan,…
b. Chế độ vận động, thể dục thể thao không khoa học:
Lười tập thể dục thể thao, làm việc ngồi lâu không chịu vận động. Khiến
cơ thể không tăng cường đốt bỏ năng lượng thừa, mỡ thừa trong cơ thể.
Lười vận động sẽ làm tăng Cholesterol xấu (LDL) và giảm Cholesterol tốt
(HDL). Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tuần hoàn: Hẹp mạch vành
nuôi tim, xơ vữa mạch máu khác của cơ thể….
c. Lạm dụng rượu và thuốc lá:
Rượu tác động xấu tới chức năng gan, tổn thương tế bào gan có thể gây
gan nhiễm mỡ, xơ gan, giảm chức năng sản xuất các chất vận chuyển
Cholesterol. Hút thuốc làm giảm lượng Cholesterol tốt HDL khiến cho mạch
máu nhanh chóng bị lắng đọng Cholesterol gây xơ vữa mạch máu.
d. Sự lão hóa của cơ thể – bệnh tật:
Khi con người bước qua độ tuổi trưởng thành. Quá trình tăng trưởng bị
ngừng lại, sự đồng hóa các chất bị dừng lại, thay vào đó là quá trình dị
hóa tăng lên. Chính vì vậy làm tăng lắng đọng Cholesterol trong cơ thể.
Sự lão hóa của cơ thể cũng gắn liền với sự lười hoạt động của cơ thể
khiến cả cơ thể nam và nữ đều được tích lũy mỡ thừa vào cơ quan, tạo cho
con người hình dạng béo mỡ: Cơ thì ít mà mỡ thì nhiều.
Khi mắc một số bệnh như: Hội chứng thận hư, suy giáp, bệnh đa u tủy xương, đái tháo đường… cũng khiến cơ thể tăng mỡ máu.
e. Yếu tố gia đình – Đái tháo đường:
Gia đình có người béo phì thì làm tăng nguy cơ béo phì cho thế hệ sau.
Các đối tượng đái tháo đường typ II thông thường có sự liên quan tới yếu
tố gen cũng giải thích tại sao họ hay có mức cân quá giới hạn hoặc bị
béo phì; các bà mẹ mắc bệnh đái tháo đường thường sinh con nặng cân, và
những đứa trẻ đó cũng hay mắc bệnh đái tháo đường và thừa cân. Đồng
nghĩa là họ có nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa: Tăng đường máu, tăng mỡ máu, thừa cân, béo phì….
– Bệnh nhân đái tháo đường:
Cũng là trường hợp phổ biến gây ra tăng mỡ máu. Do tế bào cơ thể không
thể tiếp nhận được glucose, cơ thể đói năng lượng nên sử dụng con đường
chuyển hóa năng lượng thông qua đốt cháy Protid và Lipid. Cơ thể sẽ
chuyển hóa và tăng tổng hợp các nhóm giàu năng lượng sang Lipid
(Cholesterol, Triglicerid). Do vậy dù cơ thể bệnh nhân dù có gầy gò do
(mất nước, và mất mỡ, mất cơ – Protid) thì nồng độ mỡ máu cũng rất cao.
f. Sử dụng thuốc, có tác dụng phụ làm tăng mỡ máu như: Nhóm lợi niệu Thiazid, Glucocorticoid, chẹn Beta,…
2. Chẩn đoán tăng mỡ máu
a. Chẩn đoán tăng mỡ máu lâm sàng:
• Cơ năng: Mệt mỏi, đi lại chậm chạp do cân nặng tăng,…Đau ngực trái do thiếu máu cơ tim, đau thượng vị do viêm tụy cấp.
•
Toàn thân: Béo phì, tăng cân nhanh hoặc thừa cân; Biểu hiện biến chứng
của tăng cholesterol, Triglicerid như: Huyết áp tăng, suy tim do thiếu
máu cơ tim…
• Thực thể: Khám phát hiện các biến chứng do lắng đọng cholesterol tại các cơ quan như gan, phần mềm, mạch máu.
b. Tăng mỡ máu cận lâm sàng:
- Xét nghiệm máu:
+ Men gan: Thông thường không tăng, tăng nhẹ.
+ Triglicerid; Cholesterol: Triglicerid > 2,26 mmol/l; Cholesterol > 5,3 mmol/l.
Trong
đó có 2 yếu tố tiên lượng của Cholesterol. HDL – C (Cholesreol tốt)
< 0,9 mmol/l và LDL – C (Cholesterol xấu) > 3,4 mmol/l.
- Chẩn đoán hình ảnh: Đánh giá mức độ gan nhiễm mỡ
+
Siêu âm: tình trạng thâm nhiễm mỡ ở gan biểu hiện bằng echo dày trong
nhu mô gan (“gan sáng-bright liver”): Dấu hiệu này có liên quan với sự
suy giảm của chùm sóng âm và tăng sự rõ nét của hình ảnh tĩnh mạch cửa
và các tĩnh mạch gan.
+
CT Scanner: Biểu hiện của sự thâm nhiễm mỡ ở gan là một vùng có đậm độ
thấp hơn , tĩnh mạch cửa và các tĩnh mạch gan là những cấu trúc có đậm
độ cao hơn. Độ nhạy của các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này đối với gan
nhiễm mỡ chỉ đạt được 60%. Đương nhiên mức độ gan nhiễm mỡ càng cao thì
độ nhạy và độ đặc nhiểu của Siêu âm và CT Scanner càng tăng lên.
3. Làm gì để hạ mỡ máu
a. Tìm và điều trị nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu:
Cần được khai thác kỹ, khám và xét nghiệm đầy đủ để tìm nguyên nhân
tăng mỡ máu từ đâu: Do nguồn cung cấp, do thói quen ăn uống, hay do bệnh
lý gây ra mà có phác đồ điều trị phù hợp.
b. Giảm cung cấp nguồn mỡ vào máu:
Xây dựng chế độ ăn hợp lý, cân đối phù hợp với từng cơ địa bệnh nhân.
Sử dụng các loại thực phẩm, rau xanh, vi chất một cách hợp lý. Tốt nhất,
bệnh nhân cần được chuyển tới điều trị dưới sự giám sát và tư vấn của
một chuyên gia dinh dưỡng.
c. Tăng đào thải, tiêu thụ mỡ thừa:
Qua qua trình luyện tập thể dục, thể thao và lao động hợp lý sẽ giúp
bệnh nhân tận dụng khả năng đốt bỏ mỡ thừa, chuyển hóa và đào thải mỡ
máu. Nhưng để có kết quả cao nhất và duy trì được hiệu quả thì bệnh nhân
cần kết hợp giữa tập luyện với ăn uống đúng bữa, đúng khẩu phần. Sự kết
hợp này tốt nhất là được chuyên gia thể lực và chuyên gia dinh dưỡng
cùng phối hợp giám sát và tư vấn, điều trị.
4. Chỉ số mỡ máu bình thường thì bạn thực sự đã hết tăng mỡ máu chưa?
a. Mỡ được dự trữ và chuyển hóa ở đâu:
Các sản phẩm Lipid được hấp thu qua đường tiêu hóa, sau đó được chuyển
hóa, tổng hợp tại gan. Trong đó Cholesterol được tổng hợp tại gan và vận
chuyển tới các cơ quan trong cơ thể. Triglicerid được sử dụng tại gan
để tạo năng lượng hoặc được vận chuyển tới dự trữ tại các mô mỡ, mô đệm
trong cơ thể.
b. Tăng mỡ máu tiềm ẩn:
Gan có vai trò quan trọng trong chu trình hấp thu mỡ qua sản xuất mật,
tái tổng hợp cholesterol, Triglicerid và các thành phần khác của Lipid,
gan tạo năng lượng cho cơ thể qua chuyển hóa các thành phần của Lipid.
Khi các thành phần Lipid được sản xuất dư thừa, hay ứ đọng do quá trình
chuyển hóa từ Glucid, Protid sang Lipid dưới dạng acid béo. Các acid béo
( mỡ thừa) sẽ được vận chuyển tới các mô mỡ, mô đệm trong cơ thể. Khi
sự trữ không đáp ứng đủ tại các mô thì mỡ thừa sẽ được dự trữ tại gan.
Nếu ngưỡng dư thừa mỡ trong cơ thể tiếp tục vượt qua sự dự trữ của gan
sẽ dẫn đến tăng mỡ máu và đồng thời gây tổn thương tế bào gan. Gan bị
suy yếu sẽ dẫn đến giảm tổng hợp các chất kết hợp, chất vận chuyển và
tiêu thụ Cholesterol, Triglicerid. Giai đoạn đầu các tế bào gan có thể
bù trừ được dù đây đã là tăng mỡ máu, nhưng nếu vượt ngưỡng và sang giai
đoạn suy gan thì sự tăng mỡ máu ấy là điều chắc chắn.
Chính
vì vậy, tăng mỡ máu tiềm ẩn là khi quá trình gan đang phải tích cực dự
trữ các sản phẩm của mỡ máu do nhiều nguyên nhân không được loại trừ.
Khi
các chỉ số mỡ máu của bạn được điều chỉnh từ mức cao về ngưỡng bình
thường, chưa chắc bạn đã bị hết tăng mỡ máu. Bởi, quá trình chuyển hóa
mỡ trong gan, dự trữ mỡ trong cơ thể vẫn tiếp tục diễn ra. Bạn phải được
tiếp tục theo dõi, điều trị duy trì nhằm tiêu hủy gần hết mỡ vẫn còn
đang dự trữ trong gan và giảm cân (về ngưỡng cho phép – tức là tiêu bỏ
bớt mỡ thừa tại các cơ quan: Mỡ bụng, mỡ ở mông,…). Sự theo dõi này cần
được thực hiện qua thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng ( Các chỉ số mỡ máu
là đương nhiên) và dưới Siêu âm ổ bụng, siêu âm các vùng nhiều mỡ của cơ
thể, CT Scanner…
5. Các thực phẩm ưu tiên được sử dụng để giảm mỡ máu
a. Yêu cầu đủ năng lượng, vi chất:
b. Hạn chế hấp thu mỡ:
c. Tăng cường đào thải mỡ “xấu”:
Các thực phẩm hay được sử dụng hiện nay dưới dạng đồ uống hay đồ ăn như sau:
- Đồ uống: Lá sen, táo mèo, ngưu tất, sữa đậu lành,…
- Đồ ăn: Cháo đỗ xanh, lá sen; cháo mộc nhĩ; canh nấm hương, mộc nhĩ; lòng đỏ trứng gà…
0 nhận xét: